Anh Nguyễn Văn Hải, trú tại đường Cao Thắng, phường 2, quận 3, TP Hồ Chí Minh nêu thắc mắc: "Mẹ tôi năm nay 65 tuổi, sức khỏe yếu, huyết áp không ổn định, bác sĩ khuyên chỉ nên cho mẹ sử dụng hồng sâm mà không dùng nhân sâm tươi. Trong thâm tâm, tôi nghĩ  hồng sâm và nhân sâm là 1. Vậy tại sao người huyết áp không ổn định vẫn có thể dùng được hồng sâm?”

 

Trong thực tế, không chỉ riêng anh Hải mà khá nhiều người Việt Nam, kể cả những người lâu nay đã dùng các sản phẩm chế biến từ sâm hoặc nhân sâm và hồng sâm cũng không chú ý phân biệt sự khác nhau giữa nhân sâm tươi với hồng sâm mà thường gọi chung một khái niệm là “sâm” và cho rằng chúng có tác dụng như nhau.

Theo phân tích của TS Dược học Park Jong Dae - Viện trưởng Viện nghiên cứu nhân sâm thảo dược Quốc tế Geumsan, nhân sâm tươi là loại sâm vừa được thu hoạch từ trong đất. Giá trị của sâm tươi được tính theo thời gian sinh trưởng trong lòng đất: sâm 4 năm tuổi, 5 năm tuổi và 6 năm tuổi. Có nhiều cách để dùng sâm tươi như: ngâm rượu, xay nhỏ cho vào sữa, làm nước sâm, trà sâm, sâm tẩm mật ong, gà tần sâm, làm bánh sâm… Hồng sâm được chế biến từ nguyên liệu sâm tươi đã được lựa chọn kỹ về hình dáng và chất lượng, bằng cách cho vào nồi hấp trong khoảng 2h, cho tới khi thành phần nước chỉ còn dưới 14%,  rồi đem sấy hoặc phơi khô. Khi khô, sâm có màu hồng nhạt, trong suốt, có mùi thơm, vị ngọt hơi đắng. Tùy theo hình dáng và chất lượng ruột, hồng sâm được phân thành thiên sâm, địa sâm, lương sâm.

 

Bác sĩ khuyên chỉ nên sử dụng hồng sâm khi huyết áp không ổn định, bởi vì so với nhân sâm tươi, hồng sâm có hiệu quả cao hơn, vì trong quá trình chưng hấp, thành phần hóa học của nhân sâm đã được biến đổi, làm tăng hàm lượng saponin (gồm các ginsenosides khác nhau), hồng sâm được sinh thêm nhiều chất bổ dưỡng,  nên được đánh giá tốt hơn nhân sâm tươi. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về sâm trên thế giới đều giải thích rằng, hồng sâm có thể bồi bổ dương khí, ít tác dụng phụ nên phù hợp với nhiều đối tượng.

TS Park Jong Dae khẳng định: "Hồng sâm không chỉ có tác dụng hỗ trợ ổn định huyết áp mà khi dùng kết hợp với thuốc điều trị huyết áp (chất ngăn β, chất đối kháng Ca) còn giúp điều hòa huyết áp, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Ngoài ra, hồng sâm cũng như các chế phẩm từ hồng sâm còn có khả năng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các loại bệnh tật như tim mạch, tiểu đường, ngăn ngừa ung thư, chống xơ vữa động mạch, ngăn chặn quá trình lão hóa..."

Để lý giải điều này, bạn có thể xem bảng so sánh dưới đây để phân biệt sự khác nhau giữa hồng sâm và nhân sâm tươi.